Ngày đăng:17/04/2022 -Cập nhật lúc:
11:18 sáng ,17/04/2022
5/5 - (1 bình chọn)
Gây mê tĩnh mạch là gì? Quy trình gây mê như thế nào? Thuốc gây mê nào sẽ được dùng? Ưu và nhược điểm của phương pháp này ra sao? Trường hợp nào được và không được chỉ định gây mê bằng phương pháp này? Người bệnh có thể gặp biến chứng nào nguy hiểm khi gây mê hay không? Thông tin chi tiết và đầy đủ nhất hãy cùng với Thiết Bị Y Tế Minh Hiệp tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Khách hàng đang tìm mua thuốc gây mê chính hãng, chất lượng với mức giá hợp lý hãy liên hệ theo:
Gây mê tĩnh mạch là phương pháp gây mê được thực hiện bằng cách tiêm thuốc gây mê vào đường tĩnh mạch của bệnh nhân để người bệnh rơi vào tình trạng mê, mất nhận thức và phản xạ của cơ thể. Bệnh nhân sẽ được đảm bảo hô hấp, tuần hoàn tốt, được bảo vệ thần kinh, giảm đau trong suốt quá trình gây mê.
Đây là một trong những phương pháp gây mê toàn thân được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong y học, được dùng trong các ca phẫu thuật, thủ thuật để gây mê cho bệnh nhân.
1. Các loại thuốc gây mê sử dụng phổ biến
Có nhiều loại thuốc khác nhau dùng để gây mê cho bệnh nhân bằng đường tĩnh mạch như: Ketamine HCL, Thiopental, Propofol, Diprivan, Fressofol, Diazepam, Midazolam, Etomidate, Pentothal, Nesdonal,… Trong đó các loại thuốc gây mê được các bác sĩ tin dùng nhất hiện nay là:
Ketamine HCL
Thuốc có thành phần chính là Ketamin, thường được dùng cho những bệnh nhân có huyết áp thấp, người thiếu khối lượng tuần hoàn,…
Thuốc gây mê nhanh, làm giảm đau mạnh ở bề mặt da và cơ bắp nhưng không làm giảm đau nội tạng nên thường dùng cho thay băng bỏng.
Trước khi dùng Ketamine HCL để gây mê bệnh nhân cần được tiền mê bằng Atropin, thuốc an thần giảm đau để giảm tiết đờm dãi, giảm tình trạng ảo giác và giảm liều thuốc mê.
Propofol
Thành phần của thuốc là Propofol, thuốc bào chế dưới dạng nhũ tương. Thuốc tác dụng nhanh và êm dịu với cơ thể của bệnh nhân. Người bệnh gây mê bằng thuốc tỉnh nhanh sau khi ngừng đưa thuốc vào cơ thể.
Thuốc có hiệu quả gây mê tốt, giảm áp lực nội sọ, giảm tiêu thụ oxy của tế bào não và của cơ tim, giảm lưu lượng máu lên não, giảm sức cản ngoại vi.
Etomidate
Thuốc dạng dung dịch tiêm, thành phần của thuốc mê này là Etomidat, thường dùng cho bệnh nhân có tuần hoàn không ổn định. Thuốc có hiệu quả gây mê nhanh chóng, đào thải nhanh nên bệnh nhân nhanh tỉnh lại. Thuốc ít có ảnh hưởng đến huyết động.
Khi dùng thuốc này cần thận trọng với trường hợp bị động kinh, người suy gan, rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
Thiopental
Chất bột, màu vàng, pha với nước cất thành dung dịch có nồng độ 2.5% và pH = 10.5. Thuốc sau khi pha có thể dùng trong vòng 48 giờ với điều kiện bảo quản phòng lạnh.
Thuốc dùng để khởi mê và gây mê toàn thân cho bệnh nhân, thường được trong các trường hợp gây mê ngắn, phẫu thuật hoặc các thủ thuật đơn giản, ít gây đau đớn cho bệnh nhân.
2. Tiêu chuẩn của thuốc gây mê tĩnh mạch lý tưởng
Một thuốc gây mê tĩnh mạch lý tưởng phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Thuốc gây mê có kèm tác dụng giảm đau càng nhiều càng tốt nhưng không kèm theo các tác dụng không mong muốn như kích thích, làm tăng trương lực, cử động cơ.
Thuốc cần hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng phụ với hệ hô hấp và tuần hoàn.
Có hiệu quả làm giảm áp lực nội sọ, giảm tiêu thụ oxy của tế nào não và không gây kích thích các mô xung quanh hoặc bên trong tĩnh mạch.
Thuốc không làm phóng thích histamin.
Người bệnh có thể thoát mê nhanh, hồi tỉnh nhanh sau khi ngừng sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ ít, bệnh nhân ít có cảm giác khó chịu, nôn ói, choáng, bị kích thích, bị ảo giác.
Thuốc có thể hòa tan tốt trong dung môi nước và có thời gian sử dụng lâu dài sau khi pha.
Thực tế hiện nay chưa có loại thuốc mê nào có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu và tiêu chuẩn trên đây. Khi gây mê cho bệnh nhân bác sĩ sẽ sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc để giảm tác dụng phụ và đạt được hiệu quả gây mê như mong muốn.
3. Các phương pháp gây mê đường tĩnh mạch
Gây mê tĩnh mạch là phương pháp gây mê toàn thân được chia làm 2 phương pháp gây mê chính như sau:
Gây mê tĩnh mạch đơn thuần: Sử dụng duy nhất một loại thuốc để gây mê cho bệnh nhân.
Gây mê tĩnh mạch phối hợp: Kết hợp thuốc gây mê tĩnh mạch và một số loại thuốc khác như thuốc giảm đau, giãn cơ, an thần,…
Từ 2 phương pháp gây mê trên các nhà khoa học, bác sĩ đã đưa ra các phương pháp gây mê đường tĩnh mạch chi tiết để áp dụng trong thực tế, bao gồm:
Gây mê đơn thuần với Thiopental.
Gây mê đơn thuần bằng thuốc Propofol.
Gây mê hoàn toàn đường tĩnh mạch bằng thuốc gây mê Propofol có kiểm soát nồng độ đích.
Gây mê tĩnh mạch NLA và NNLA.
Gây mê tĩnh mạch ANS.
Gây mê tĩnh mạch AAP.
Gây mê phân ly.
Gây mê đường tĩnh mạch TIVA.
Tùy vào phương pháp gây mê, tình hình sức khỏe của bệnh nhân mà trong quá trình gây mê bác sĩ có thể để bệnh nhân tự thở hoặc đặt ống nội khí quản để bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp tốt nhất.
Các bước gây mê bằng đường tĩnh mạch
Gây mê tĩnh mạch được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống thiết bị y tế được trang bị đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu của ca phẫu thuật để đảm bảo hiệu quả gây mê và an toàn cho người bệnh. Các bước gây mê được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Bệnh nhân được đưa đến phòng phẫu thuật để thực hiện các công tác chuẩn bị, đảm bảo sẵn sàng để gây mê cho ca phẫu thuật.
Người bệnh sẽ được đặt đường truyền tĩnh mạch chắc chắn để tiêm thuốc, truyền dịch trong lúc diễn ra ca mổ và gắn các thiết bị theo dõi hô hấp, tuần hoàn của cơ thể.
Bệnh nhân có thể được cho thở oxy 100% qua mặt nạ thở hoặc ống thông mũi 3 – 5 lít/phút.
Các thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất cũng được trang bị sẵn sàng cho ca mổ.
Bước 2: Khởi mê và duy trì mê
Tiền mê bệnh nhân sẽ được cho dùng thuốc Atropin, thuốc làm ức chế bài tiết dịch vị, có thể dùng thêm thuốc an thần với lượng nhỏ hoặc thuốc giảm đau.
Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc mê thật chậm vào tĩnh mạch để khởi mê cho người bệnh với liều lượng như sau:
Propofol: 2.0 – 2.5 mg/kg cho người lớn, 3.0 – 3.5 mg/kg cho trẻ em.
Ketamin: 1 – 4 mg/kg cho người lớn, 2 mg/kg cho trẻ em.
Sau khi khởi mê, bệnh nhân dần mất ý thức và sẽ được duy trì mê trong suốt ca phẫu thuật bằng cách truyền tĩnh mạch với liều lượng thuốc như sau:
Propofol: Duy trì mê cho bệnh nhân bằng 1/3 liều khởi mê hoặc sử dụng bơm tiêm điện truyền liên tục cho bệnh nhân.
Ketamin: Duy trì mê cho người lớn bằng 1/2 liều khởi mê, duy trì mê cho trẻ em với liều 1 mg/kg tiêm tĩnh mạch.
Bệnh nhân rơi vào trạng thái gây mê thích hợp sẽ được tiến hành phẫu thuật và được theo dõi các thay đổi của cơ thể trong suốt quá trình này để được xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
Bước 3: Phẫu thuật kết thúc, hồi tỉnh
Sau khi ca phẫu thuật kết thúc bác sĩ sẽ ngừng truyền thuốc vào cơ thể bệnh nhân.
Người bệnh được chuyển ra phòng hồi sức để theo dõi và sẽ nhanh chóng hồi tỉnh lại. Bệnh nhân cũng sẽ được tiếp tục chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho đến khi ổn định hoàn toàn.
Chỉ định và chống chỉ định của gây mê tĩnh mạch
Các trường hợp được chỉ định gây mê đường tĩnh mạch như sau:
Phẫu thuật, thủ thuật ngắn, đơn giản.
Không có yêu cầu giảm đau nhiều.
Phẫu thuật không đòi hỏi phải giãn cơ.
Các ca phẫu thuật thực hiện ngoài ổ bụng, ngực.
Gây mê phẫu thuật cho bệnh nhân ngoại trú.
Người bệnh có tuần hoàn và hô hấp ổn định.
Dùng trong nội soi đường tiêu hóa, nội soi tai mũi họng cho bệnh nhân.
Trường hợp chống chỉ định gây mê bằng đường tĩnh mạch:
Ca phẫu thuật lớn, diễn ra trong thời gian dài.
Phẫu thuật thực hiện ở ổ bụng, ngực hoặc sọ não.
Phẫu thuật yêu cầu giãn cơ cho bệnh nhân.
Người bệnh có tình trạng hô hấp, tuần hoàn không được ổn định.
Bệnh nhân suy gan, suy thận.
Điều kiện phòng mổ không có phương tiện hồi sức cấp cứu.
Các bác sĩ thực hiện còn thiếu kinh nghiệm phẫu thuật.
Bệnh nhân dị ứng với thành phần có trong thuốc gây mê.
Đường truyền tĩnh mạch của bệnh nhân không chắc chắn.
Ưu và nhược điểm của phương pháp gây mê tĩnh mạch
Phương pháp gây mê nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do đó bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn và đưa ra quyết định tốt nhất cho người bệnh tùy theo tình trạng sức khỏe bệnh nhân và điều kiện của cơ sở y tế, nơi thực hiện ca phẫu thuật.
1. Ưu điểm của gây mê tĩnh mạch
Phương pháp gây mê đường tĩnh mạch được áp dụng rộng rãi trong y học bởi phương pháp này có nhiều ưu điểm như sau:
Phương pháp gây mê đơn giản không cần dùng nhiều công cụ hỗ trợ, thiết bị đặc biệt như gây mê bằng các phương pháp khác.
Gây mê tĩnh mạch không gây ra ô nhiễm môi trường.
Đảm bảo sức khỏe, an toàn cho các bác sĩ, y tá trong phòng mổ khỏi các khí mê độc hại.
Đảm bảo an toàn cháy, nổ trong phòng mổ.
2. Hạn chế của gây mê bằng đường tĩnh mạch
Phương pháp gây mê bằng đường tĩnh mạch còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Gây mê tĩnh mạch không áp dụng cho người bệnh bị suy hô hấp, tuần hoàn kém. Nếu buộc phải gây mê tĩnh mạch thì bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp và nâng đỡ tuần hoàn.
Bệnh nhân dị ứng với thành phần có trong thuốc với các biểu hiện như nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, ngứa, sốt cao,…
Chỉ áp dụng được cho các ca phẫu thuật ngắn và đơn giản.
Các biến chứng, rủi ro khi thực hiện gây mê tĩnh mạch
Bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng khi gây mê đường tĩnh mạch như sau:
Đau ở vết tiêm thuốc mê tĩnh mạch.
Quá trình gây mê bệnh nhân có thể bị suy nhược hô hấp, tuần hoàn và cần có phương tiện, thiết bị hồi sức cấp cứu để hỗ trợ hô hấp, nâng đỡ tuần hoàn cho bệnh nhân.
Ho, sặc, bị co thắt thanh khí quản.
Suy hô hấp do dùng thuốc quá liều, tiêm nhanh gây co thắt thanh quản.
Bệnh nhân có thể cảm thấy đau đột ngột, cảm giác bỏng do động mạch co thắt.
Người bệnh có thể bị trụy tim do thuốc mê gây giãn mạch, ức chế cơ tim.
Cảm thấy choáng, đau đầu, choáng, chóng mặt, mất phương hướng sau khi tỉnh mê.
Da ngứa, nổi mẩn đỏ, các biểu hiện do dị ứng thuốc.
Buồn nôn, nôn ói, chán ăn, tiêu hóa kém sau khi hồi tỉnh.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã có thể hiểu hơn về phương pháp gây mê tĩnh mạch từ đó có những chuẩn bị tốt hơn để giúp ca phẫu thuật của mình diễn ra an toàn và thành công hơn. Nhà Thuốc NAP hiện đang cung cấp rất nhiều loại thuốc mê ngủ chính hãng, an toàn để khách hàng sử dụng.
Đến với cửa hàng bạn có thể tham khảo nhiều loại thuốc mê chính hãng với mức giá hợp lý để sử dụng cho bản thân. Chúng tôi cam kết luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, nguồn gốc rõ ràng. Hỗ trợ đặt hàng và giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Quý khách cần tư vấn sản phẩm, có thắc mắc vui lòng liên hệ:
Cố vấn chuyên môn tại Nhà Thuốc NAP là dược sĩ Trần Bình Trọng, dược sĩ đã có kinh nghiệm 6 năm về dược, chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng thuốc và số lượng thuốc. Kiểm tra các sản phẩm dược đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật và JCI và quy trình của công ty. Bên cạnh đó, cũng có tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn dùng thuốc phù hợp cho những trường hợp đặc biệt.
Thuốc mê Masui – Yaku là sản phẩm chính hãng của Nhật được ưa chuộng sử dụng khá phổ biến để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thần kinh, giấc ngủ. Thuốc có công dụng và cách dùng như thế nào? Thuốc có tác dụng phụ nào...
Mua thuốc mê ở đâu uy tín? Shop thuốc mê nào chuyên bán hàng chất lượng? Khi mua thuốc mê cần cân nhắc những vấn đề gì? Đây là những câu hỏi được khá nhiều người dùng quan tâm và tìm hiểu. Sau đây Nhà Thuốc NAP sẽ chia...
Thuốc gây mê là thuốc gì? Thành phần, công dụng như thế nào? Nhà Thuốc NAP là đơn vị có nhiều năm kinh doanh thuốc mê ngủ chính hãng sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về loại thuốc này cũng...
Thuốc mê cho chó hiện là loại thuốc được sử dụng nhiều cho chó và các vật nuôi khác trong nhiều vấn đề khác nhau. Hiện tại Nhà Thuốc NAP chuyên phân phối nhiều dòng thuốc mê chó chất lượng, được nhập chính hãng, sử dụng mang lại hiệu...